Trước khi tiến hành thi công, xây dựng nhà ở, việc tính toán chi phí cho ngôi nhà luôn là vấn đề được các gia chủ quan tâm, và cần thiết. Mục đích là để biết được họ phải chi trả bao nhiêu cho ngôi nhà, có nằm trong khả năng điều kiện kinh tế hiện tại không. Chi phí xây nhà tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên vật liệu, nhân công và yêu cầu của chủ nhà. Vậy nên, để hiểu hơn về cách tính chi phí xây nhà, các bạn hãy tham khảo bài viết này của nhadepankhang.vn
Có rất nhiều chủ đầu tư thường phân vân, có cần tính toán chi phí xây dựng nhà trước khi thi công ra sao không? Câu trả lời là rất cần! Bạn sẽ tránh các chi phí phát sinh hoặc độn chi phí lên nhiều. Trong khi đó, dự toán chi phí xây dựng nhà giúp chủ đầu tư bảo đảm chủ sở hữu ngôi nhà như mong muốn.
Trên thị trường xây dựng hiện nay, có hàng ngàn nhà thầu với các mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến dự án chi phí xây dựng nhà như giá nhân công, mặt bằng, vị trí địa lý… Giá nhân công cũng có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành phố. Hay vật liệu ở trạng thái khan hiếm cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà. Chính vì vậy, chi phí xây dựng nhà ở các địa phương khác nhau sẽ không giống nhau, chủ đầu tư cần phải xem xét các yếu tố này khi tính toán chi phí.
Với cách tính này, chủ đầu tư có thể áp dụng cho hầu hết các kiểu nhà và cách tính chi phí xây nhà cấp 4 hay các kiểu khác cũng gần tương tự.
Để tính diện tích xây dựng, hiện nay có cách tính phổ biến sau: Diện tích xây dựng = Diện tích sàn + Diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)
- Diện tích sàn: Để có được diện tích sàn sử dụng, bạn cần phải cộng dồn tất cả diện tích sàn với nhau. Do vậy, nhà xây bao nhiều tầng sẽ cộng bây nhiêu sàn lại. Tùy vào từng thiết kế mà hệ số sàn sẽ khác nhau, sàn nhà sẽ có những phần lót gach nhưng không có mái che như sân trước, sân sau, các khoảng thông tầng… Cách tính cụ thể cho từng phần như sau:
- Phần móng: Thực tế, nếu móng nhà không được tính toán tốt sẽ gây mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Hiện nay, có nhiều loại móng khác nhau nên hệ số tính cũng khác nhau.
Lưu ý: Với móng cọc ép thì sẽ chịu chịu ảnh hưởng do chiều dài của cọc. Ngoài ra, chưa tính đến những chi phí khác như nhân công làm ép cọc nếu dùng cọc ép tải.
- Cách tính mái nhà: Vật liệu để làm mái nhà sẽ là căn cứ tính hệ số cho phần mái
- Cách tính diện tích tum: Phần tum được thiết kế một phần diện tích sàn hoặc chừa sân thượng sau, tùy theo nhu cầu của chủ nhà. Nếu gia chủ thích một khu vườn sau nhà hoặc đơn giản là sân phơi thì diện tích mái che sẽ được được điều chỉnh vừa với kích thước ô cầu thang. Vậy nên, diện tích tầng tum cũng được tính 100% diện tích sử dụng của toàn bộ ngôi nhà.
- Cách tính phần tầng hầm: Tầng hầm được tính chủ yếu qua độ sâu, cụ thể
- Cách tính diện tích phần sân
- Cách tính diện tích phần ban công:
Sau khi tính được diện tích tổng thể chính xác, chủ đầu tư có thể dựa vào tổng diện tích này để tính chi phí xây nhà dựa trên mét vuông. Cách tính này đang rất được ưa chuộng vì khá đơn giản mà lại nhanh chóng, cũng như thuận tiện cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu xây dựng. Nhưng với phương pháp này, bạn cần phải tính phần diện tích của tất cả các phòng trong nhà, bao gồm cả tầng lều (nếu có) và thậm chí là phần mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
Chi phí xây dựng nhà dựa trên mét vuông thường dựa vào 2 mốc giá:
- Đơn giá xây dựng phần thô từ: 3.500.000đ/m2
- Đơn giá xây dựng trọn gói sẽ phụ thuộc vào nguyên vật tự hoàn thiện, cụ thể:
Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 dựa trên m2
Bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có diện tích 150m2 có các công năng: 1 phòng khách, 1 phòng thờ, 3 phòng ngủ. Cụ thể, 120m2 để xây dựng và 30m2 trang trí sân vườn.
Diện tích xây dựng sẽ được tính như sau:
- Diện tích móng: 50% x 120m sàn = 60m2
- Diện tích sàn tầng 1: 100% x 120m2 sàn = 120m2
- Diện tích mái: 50% x 120m2 sàn = 60m2
Như vậy tổng diện tích xây dựng là 240m2 x đơn giá xây dựng trọn gói với chi phí vật tư trung bình là 4.500.000 = 1.080.000.000 VNĐ
Cách tính chi phí xây nhà 2 tầng
Dựa vào cách tính trên, ta có chi phí xây nhà 2 tầng = tổng diện tích x đơn giá thi công
Ví dụ: Bạn muốn xây nhà 2 tầng có diện tích 40m2 bao gồm 1 trệt, 1 lầu, sử dụng mái tôn và vật tư trung bình
Tổng diện tích xây dựng ngôi nhà này sẽ là 112,3m2. Cụ thể
- Diện tích móng = 4x10x50%= 20m2
- Diện tích tầng trệt = 4 x 10 x 100%= 40m2
- Diện tích lầu 1 (hay con gọi là tầng 2) = 4 x 10 x 100%= 40m2
- Diện tích mái tôn = 4×10 x 30% = 12,3m2
Theo đó, chi phí xây nhà 2 tầng 40m2 = 112,3m2 x 3.200.000 = Khoảng 360 triệu (Bao gồm phần thô và chi phí nhân công hoàn thiện)
Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng
Ví dụ: Bạn muốn xây một ngôi nhà 3 tầng có diện tích 60m2 với kích thước 5x12m, gồm 1 trệt, 1 lửng, 1 lầu, mái bê tông cốt thép và vật tư trung bình.
Đầu tiên, ta có diện tích sàn thi công sẽ là 230m2. Cụ thể
- Diện tích móng: 5x12x50% = 30m2
- Diện tích tầng 1 (trệt): 5x12x100= 60m2
- Diện tích tầng 2 (lầu 1): 5x12x100= 60m2
- Diện tích lửng: phần đổ sàn = 40 x100% = 40m2, ô trống = 20x50% = 10m2
- Diện tích mái đổ bê tông: 5x12x50% = 30m2
Theo đó, chi phí xây dựng nhà 3 tầng diện tích 60m2:
- Đối với gói xây dựng thô: 230m2 x 3.500.000 = 805 triệu (Bao gồm phần thô và chí phí nhân công hoàn thiện)
- Đối với xây dựng trọn gói với vật tư khá: 230m2 x 5.500.000 = 1.265.000.000 VNĐ (bao gồm phần thô, nhân công hoàn thiện và vật liệu hoàn thiện chưa có đồ rời như bàn, ghế, giường)
Có một thực tế là mặc dù rất muốn sở hữu căn nhà đẹp với phong cách riêng, nhưng nhiều gia chủ lại không muốn “tốn” thêm chi phí thiết kế. Giải pháp thường được lựa chọn đi “mượn” thiết kế có sẵn.
Thực tế, việc thiết kế căn nhà không chỉ là dựng nên “vẻ bề ngoài” riêng biệt, đẹp mắt, thu hút cho tổ ấm. Mà nó còn là bộ hồ sơ diễn giải về mặt bằng bố trí, kích thước, diện tích, thông tin vật liệu xây dựng, sơ đồ điện nước để phục vụ quá trình thi công. Hơn thế nữa:
Bởi vậy, thiết kế nhà là loại chi phí xây dựng nhà ở rất cần thiết và đáng “đồng tiền bát gạo”. Nó vừa mang đến cho Anh Chị một không gian sống đẹp mắt, đúng ý, đảm bảo tính chính xác giữa bản thiết kế và căn nhà hoàn thiện.
Đặc biệt, chi phí thiết kế chỉ chiếm 2-3% tổng chi phí xây dựng nhà nhưng có thể ảnh hưởng 20-30% chi phí ngôi nhà. Lý do vì bản vẽ hoàn thiện giúp việc xây nhà có kế hoạch, đúng ý, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi thi công,…
Hiện nay, chi phí thiết kế nhà được tính theo công thức cơ bản:
Tổng diện tích xây dựng( còn gọi là tổng khối lượng thi công) x Đơn giá thiết kế/m2
Đơn giá thiết kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố sẽ được đề cập dưới đây. Sau đây là ví dụ 2 gói dịch vụ thiết kế của một công ty.
Anh Chị chú ý, sau đây là những phần có thể cộng thêm trong đơn giá thiết kế:
Tham khảo: Đơn giá thiết kế kiến trúc
Trên đây là bảng báo giá chi phí xây dựng nhà ở trọn gói 2021 mà nhadepankhang.vn đã tổng hợp. Mong rằng, qua bảng báo giá này, chủ đầu tư có thể dễ dàng chuẩn bị kế hoạch chu đáo nhất để khởi công ngôi nhà của mình.
Dịch vụ xây nhà theo hình thức “Chìa khóa trao tay” là cách thi công xây dựng phổ biến trong những năm gần đây. Đó là một lựa chọn chính xác theo xu thế của thời đại, đem lại nhiều tiện ích cho chủ đầu tư và đem lại hiệu quả công việc tốt, chất lượng cao. Tuy nhiên, để lựa chọn được một công ty uy tín, chất lượng để “chọn mặt gửi vàng” cũng không phải là dễ.
Xây nhà trọn gói bằng cách nào, như thế nào và có những yêu cầu, lưu ý ra sao? Tất cả sẽ được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn và giải đáp rõ trong nội dung dưới đây:
Để giúp chủ đầu tư có thêm cái nhìn toàn diện về ngành xây dựng và lựa chọn chính xác nhà thầu uy tín, Cát Tường sẽ giải thích rõ hơn về 3 hình thức này giúp chủ đầu tư hiểu thêm về mặt lợi và hại của từng cách thức.
Làm nhà là một việc lớn trong đời đối với tất cả mọi người. Thông thường mỗi người chỉ có một vài cơ hội để thực hiện việc đó. Và do đó hầu hết đều thiếu kinh nghiệm và rất lúng túng khi bắt tay vào việc. Tự xây hay chìa khóa trao tay là một câu hỏi rất nhiều người băn khoăn. Cả hai phương án này đều có những ưu nhược điểm riêng đối với từng chủ nhà.
Xây nhà hợp pháp là vấn đề tối quan trọng và được rất nhiều gia chủ quan tâm. Chi phí xin phép xây dựng tuy không cao, nhưng lại mất nhiều thời gian và công sức nếu không am hiểu về quy định pháp luật hoặc không thỏa thuận được khi tranh chấp (nếu có) với các bên liên quan, ví dụ như vấn đề chia ranh mốc xây dựng với hàng xóm.