45+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thờ Trang Trọng Chuẩn Phong Thủy
45+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thờ Trang Trọng Chuẩn Phong Thủy
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang trong nó những giá trị văn hoá nhân bản. Cùng với thờ cúng tổ tiên thì thờ “thành hoàng làng” và thờ “vua hùng” cũng là những phong tục lâu đời của người Việt nam ta. Trong bài viết này, Nhà Đẹp An Khang sẽ đi sâu phân tích từ nguồn gốc phong tục thờ cúng tổ tiên. Đến cách thiết kế bài trí phòng thờ tổ tiên sao cho phù hợp với văn hóa tín ngưỡng cũng như phong thủy. Để quý bạn đọc có thể ứng dụng vào việc lựa chọn cho gia đình mình không gian thờ tự đúng đắn. Cũng như đem lại nhiều tài lộc, thịnh vượng cho gia đình mình
I. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
1. Khái niệm tín ngưỡng.
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc.
Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo
2. Tại sao người Việt thờ cúng tổ tiên?
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v… là người đã sinh ra mình.
Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị “Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ”. Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.
“Tháng 8 giỗ cha” ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả “Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng. Mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm “thành hoàng”.
Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
3. Cơ sở tâm linh
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng.
Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.
Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên.
Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.
4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á song nó vẫn được xem như là tín ngưỡng đặc trưng cho người Việt về tính phổ biến của nó đối với cộng đồng. Hầu như trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ gia tiên.
Người phương Đông vốn có thói quen tâm lý duy tình nhưng biểu hiện này ở người Việt càng trở nên sâu sắc hơn. Con người vừa chịu quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm” mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên” nhưng lại lo trách nhiệm để phúc cho con cháu “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
Bởi vậy mà khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.
Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu
II. Bản chất của việc thờ cúng
1. Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên
Đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Vì vậy trong gia đình hình ảnh của những người đã khuất luôn luân hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành viên trong gia đình và làng xã.
Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy được.
Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu gữ những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khoi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên.
2. Nhắc nhở ý thúc về cội nguồn
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
III. Bàn thờ tổ tiên
1. Truyền thống trong gia đình Việt
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.
Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú.
Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.
Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước.
Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng.
Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
1. Cách bố trí bàn thờ gia tiên
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).
Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ…
Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng.
Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.
Cách bố trí, trưng bày bàn thờ gia tiên chuẩn theo phong thủy và mang tính thẩm mỹ cao rước tài lộc. Bước vào không gian phòng thờ có cảm giác ấm cúng và trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và người đã khuất.
Những mẫu thiết kế phòng thờ gia tiên đẹp sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng sự lựa chọn phù hợp với không gian gia đình bạn.
Phòng thờ một khu vực tâm linh chính vì vậy mà việc thiết kế nội thất không gian phòng thờ cũng cần có sự tôn nghiêm, thanh tịnh. Việc thiết kế nội thất phòng thờ cũng sẽ phải tùy thuộc vào diện tích và nhu cầu của từng gia chủ.
Hãy cùng Nhà Đẹp An Khang tham khảo 45+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thờ Trang Trọng Chuẩn Phong Thủy nhé. Nhà Đẹp An Khang sẽ tư vấn giúp bạn thiết kế nội thất phòng thờ cho căn biệt thự, căn nhà của quý khách nhằm giúp cho các gia chủ có được nội thất phòng thờ đẹp, hợp phong thủy.
IV. Ý nghĩa việc thiết kế nội thất phòng thờ gia tiên
1. Là truyền thống lâu đời
Đối với người phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì việc đặt tủ thờ, bàn gia tiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng.
Đặc biệt đối với người Việt Nam thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã còn trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc cũng truyền thống uống nước nhớ nguồn, hướng về cội nguôn, tỏ lòng biết ơn.
Sau đây NHADEPANKHANG.VN sẽ nói rõ hơn về những ý nghĩa việc thiết kế nội thất phòng thờ gia tiên.
Phòng thờ gia tiên chính là nơi gửi gắm lòng thành của người đã sống đối với người đã khuất.
Dù nghèo hay giàu thì vẫn luôn phải giữ được sự thiêng liêng, thành kính đối với những người đã khuất. Chính vì vậy mà bàn thờ gia tiên khi nào cũng phải sạch sẽ và được đặt ở vị trí cao, sang trọng nhất ở trong căn nhà.
2. Là nét đẹp văn hóa
Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta luôn có quan niệm rằng: Những người đã chết thì chỉ tiêu thân thể xác, còn linh hồn thì vẫn luôn tồn tại và luôn trở về ở bên chúng ta để phù hộ độ trì.
Những người mất đi thường sẽ được gặp tổ tiên. Do đó vào những ngày giỗ, ngày lễ tết họ lại trở về ngự trị ở trên bàn thờ để lắng nghe những lời khẩn cầu của con cháu. Nên chúng ta thường thắp hương và khấn bái trong những dịp đặc biệt đó
Phòng thờ gia tiên thiêng liêng nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt. Phòng thờ gia tiên chính là một trong những điều không thể thiếu trong gia đình Việt. Tùy vào điều kiện của mỗi gia chủ mà sẽ có các thiết kế nội thất phòng thờ gia tiên khác nhau. Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay đặt bài vị được chạm khắc khá cầu kỳ và sơn son thiếp vàng.
Trước bài vị có một hương án rất cao, trên hương án này, tại vị trí chính giữa là một bát hương để cắm hương khi cúng lễ. Bát hương được chăm nom rất cẩn thận, chu đáo và không được xê dịch.
V. Cách bố trí Phòng Thờ gia tiên trong biệt thự rộng rãi
1. Tổng quan
Khi chúng ta xây dựng một ngôi nhà thì việc quan trọng mà hầu như mọi gia chủ đều nghĩ đến đó là thiết kế nội thất phòng thờ.
Với biệt thự thì việc thiết kế phòng thờ sẽ có nhiều sự lựa chọn và sáng tạo hơn. Biệt thự thì thường gia chủ sẽ dành riêng một phòng và có khi là thậm chí một tầng của ngôi nhà để dành riêng cho việc thờ cúng.
Do đó mà phòng thờ của biệt thự thường sẽ rất rộng rãi và còn có thể tổ chức các buổi thờ cúng, cầu siêu, giải hạn…Với việc thiết kế nội thất phòng thờ cho biệt thự thì cần phải chọn nơi có vị trí kín đáo và tôn nghiêm nhất.
Cần phải lưu ý đến các khía cạnh về tâm linh, phong thủy khi thiết kế để có thể tránh được các hướng xấu, tránh đặt gần bếp ăn, sơn tường sao cho phù hợp.
2. Thiết kế trong điều kiện nhà biệt thự
Thiết kế nội thất cho phòng thờ căn biệt thự biệt thự thường sẽ lựa chọn tông màu nâu tối với chất liệu gỗ tự nhiên nhằm tạo nên một không gian trang trọng, tôn nghiêm. Sử dụng bàn thờ gỗ sơn son thiếp vàng có sự đồng bộ với kị sáng loáng. Chiếc bàn thờ gỗ có gam màu trầm ấm đem đến được sự ấm cúng cho phòng thờ.
Mặc khác tất các các đồ nội thất ở phòng thờ biệt thự cao cấp đều được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp. Ngoài chiếc bàn thờ thì phòng thờ còn được trang trí thêm 1 vài bức tranh để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Đặc biệt là các họa tiết, hoa văn được chăm chút một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết, để phù hợp với phong thủy và tâm linh.
Cấu trúc của phòng thờ biệt thự thường sẽ là bàn thờ lớn ở chính giữa, với 2 bên là 2 bình lục bình kết hợp với bộ đèn chùm mới lạ và đẹp mắt.
VI. Cách bố trí Phòng thờ gia tiên trong điều kiện nhà phố
1. Tổng quan
Tùy theo điều kiện kinh tế cũng như kiến trúc của ngôi nhà mà mỗi thiết kế nội thất phòng thờ sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên đều có một điểm chung đó là thiết kế nội thất phòng thờ luôn cần đến sự trang nghiêm.
2. Trong điều kiện nhà phố
Với phòng thờ nhà phố thì thường phòng khách ở tầng trệt và phòng ngủ ở trên lầu tạo cảm giác phòng thờ nằm dưới phòng ngủ sẽ không tốt, thiếu sự trang nghiêm.
Hơn nữa mùi khói nhang sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy mà phòng thờ cho nhà phố thường sẽ được bố trí ở tầng cao nhất. Là nơi thông thoáng để có thể thoát được mùi nhang khói mà còn có sự yên tĩnh, thuận tiện cho việc cúng bái, đọc kinh, thiền định.
Với nhà phố bạn có thể bố trí một chiếc bàn đơn giản cùng với nhang đèn thì cũng đã thể hiện được sự thành kính. Nếu như có điều kiện hơn thì có thể kết hợp trang trí cho phòng thờ với gỗ tự nhiên có chạm khắc họa tiết rồng bay, phượng múa phù hợp với phong tục của người Việt.
Sử dụng tranh treo tường chính là vật dụng trang trí mang sự trang nghiêm và phù hợp cho phòng thờ nhà phố. Kết hợp thêm một vài các vật dụng như lọ hoa, chậu cây cảnh, các vật dụng liên quan đến vị thần.
VII. Cách bố trí phòng thờ gia tiên nhà 1 tầng
1. Tổng quan
Phòng thờ cho nhà cấp 4 có rất nhiều cách để bố trí như: bố trí phòng riêng phía trong hay bên cạnh của phòng khách thường sẽ được bố trí ở giữa nhà ở phía trong phòng khách.
Hay có thể bố trí phòng thờ nhà cấp 4 kết hợp với phòng khách có sử dụng vách ngăn. Hoặc bạn cũng có thể treo bàn thờ trên tường ở phòng khách phía dưới là tủ.
Hoặc đặt phòng thờ ở phía trong của phòng khách và sử dụng rèm để ngăn cách cho không gian phòng khách ở ngoài với phòng thờ ở phía bên trong.
2. Trong điều kiện nhà - biệt thự 1 tầng
Thiết kế nội thất phòng thờ nhà cấp 4 mang trong mình nét đẹp riêng, phong cách hiện đại. Sử dụng các đồ nội thất có gam màu sáng toát lên được vẻ thanh thoát, rộng rãi, đơn giản nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trang nghiêm và thành kính.
Phong cách thiết kế phòng thờ nhà cấp 4 được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm cần thiết. Có sử dụng thêm các vật dụng bằng gỗ phù hợp với phong thủy và đem lại được không khí trang nghiêm cổ kính.
VIII. Lưu ý khi bố trí phòng thờ căn hộ chung cư
1. Tổng quan
Với nhà biệt thự hay nhà cấp 4, nhà phố thì có thể dành 1 phòng ở tầng trên cùng của nhà để làm thiết kế phòng thờ. Nhưng với căn hộ chung cư thì việc dành hẳn một phòng chức năng để làm bàn thờ thì quả thật rất khó. Do đó mà phòng thờ cho chung cư thường sử dụng bàn thờ treo hay thiết kế phòng thờ có diện tích vừa phải có hệ thống cửa kéo kết hợp rèm cơ động vừa để khi cần thì mở thông thoáng cho không gian.
2. Trong điều kiện nhà chung cư
Sử dụng mẫu bàn thờ hiện đại đã có sự cải tiến để phù hợp với không gian sống hiện đại của các căn hộ chung cư nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống và sự tôn nghiêm cần có.
Tại chuyên mục phong thủy nhà ở sẽ cung cấp cho bạn những bài viết chuyên sâu về cách trang trí, lựa chọn đồ nội thất, hướng nhà chuẩn theo phong thủy để gia đình hạnh phúc, công danh sự nghiệp phát triển.
Kết luận
Để giúp các bạn có được những phòng thờ gia tiên đẹp, trang nghiêm thì các bạn có thể tham khảo những mẫu mà NHÀ ĐẸP AN KHANG đã giới thiệu trên đây nhé. Chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn 45+ Mẫu Thiết Kế Phòng Thờ Trang Trọng Chuẩn Phong Thủy. Chúc các bạn sẽ tìm kiếm được mẫu thiết kế nội thất phòng thờ đẹp hợp phong thủy gia đình mình.
Thủ tục pháp lý
Vì sao chọn chúng tôi
-
TƯ VẤN THIẾT KẾ
HIỆU QUẢ -
BÁO GIÁ
CẠNH TRANH -
THI CÔNG KĨ LƯỠNG
CHUYÊN NGHIỆP -
HỖ TRỢ
24/7
Bài viết mới nhất
Bài viết xem nhiều
Phân Biệt 3 Hình Thức Tổ Chức Thi Công: Bán Thầu, Giao Khoán Và Công Nhật
Để giúp chủ đầu tư có thêm cái nhìn toàn diện về ngành xây dựng và lựa chọn chính xác nhà thầu uy tín, Cát Tường sẽ giải thích rõ hơn về 3 hình thức này giúp chủ đầu tư hiểu thêm về mặt lợi và hại của từng cách thức....Xem tiếp >
Mẫu biệt thự có hồ bơi hiện đại sang trọng tại Trảng Bom Đồng Nai – Nhà thầu thi công phần thô uy tín tại Đồng Nai
Dù công trình biệt thự vườn có hồ bơi chỉ có 2 tầng nhưng nó vẫn phô diễn được hết vẻ thanh thoát, phóng khoáng của mình giữa thiên nhiên. Lối kiến trúc hiện đại kết nối đồng điệu với hồ bơi và những mảng xanh xung quanh mang đến một nơi nghỉ dưỡng thú vị....Xem tiếp >
Mẫu nhà cấp 4 đẹp tại Đồng xoài Bình phước – Đơn vị chuyên xây dựng nhà cấp 4 uy tín tại Đồng xoài BT1T 38A
Một phần mái hiên được thiết kế là dàn hoa xinh xắn giúp cho ngôi nhà thêm phần sức sống. Cửa chính sử dụng gỗ tự nhiên cao cấp được thợ mộc xử lý chống mối mọt, cong vênh kỹ càng....Xem tiếp >
Mẫu thiết kế căn hộ chung cư sang trọng Feliz En Vista Q2 NTCH046L
AKA House – Nhà Đẹp An Khang là Đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói tại QUẬN 2. Xin gửi đến quý khách hàng Đơn giá thi công nội thất trọn gói tại QUẬN 2 cùng Mẫu Thiết kế căn hộ chung cư sang trọng. P: 0917048768...Xem tiếp >
MẪU THIẾT KẾ NHÀ CẤP 4 ĐẸP tại Bình Long Bình Phước Năm 2021 BT1T34A
Thiết kế mẫu nhà cấp 4 đẹp trong nhịp sống hội nhập, đặc biệt là cuộc sống ngày càng có chất lượng hơn. Những mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái thái, mái bằng đơn giản hiện đại ngày càng được xây dựng nhiều....Xem tiếp >