CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP AN KHANG - VP: Tầng 1 Số 207A Nguyễn Văn Thủ, P. Dakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Hotline: 0817 048 768 - Chi nhánh: Thị Trấn Phước An, Huyện Krông-Pắc, Tỉnh Đắk Lắk - Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ Thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, xây dựng các công trình - Kính chúc Quý Khách An Khang, Thịnh Vượng

Cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa hợp phong thủy

 29/09/2021      472 views

Cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa hợp phong thủy + Những lưu ý quan trọng

Ngày nay, việc thờ Thần Tài bên cạnh Ông Địa đã rất phổ biến, từ các đền, miếu, đình, chùa, gia đình đến hàng quán, trụ sở công ty...; cùng với đó là sự đa dạng về các tín ngưỡng, các hình thức thờ phụng. Với mong muốn sự yên ổn trong cuộc sống cũng như phát tài phát lộc về công việc làm ăn kinh doanh. Hôm nay hãy cùng Nhà Đẹp An Khang tìm hiểu về phong tục thờ cúng Tài Thần - Thổ Địa Thần. Để việc thờ cúng được đúng đắn hơn cũng như công việc làm ăn hanh thông, thuận lợi hơn.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy-1

I. Thần Tài – Thổ Địa và văn hóa tín ngưỡng trong dân gian

Việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa là một nét văn hóa tâm linh vô cùng thiêng liêng và cần thiết. Nó phần lớn có thể quyết định đến sự hưng thịnh hay suy bại của gia chủ.

Có thể thấy, Thổ Địa và Thần Tài được thờ tự khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Các vị gia thần này thân thiết và gần gũi đến nỗi chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên khắp đất nước.

Để khảo cứu đôi điều về cách thức thờ cúng Thổ Địa - Thần Tài, tập trung vào việc xác định lệ cúng vía, cách thức và lễ vật cúng kiếng, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như cách thợ tự đúng phương pháp, để có thể giúp cho gia chủ có được sự an tâm trong việc thờ cúng cũng như mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

1. Ý nghĩa của bàn thờ ông Địa và ông Thần Tài trong nhà

# Ông Thần Tài là ai?
Ông Thần Tài là một trong những vị thần được văn hóa, tín ngưỡng các nước phương Đông ưa chuộng. Đây là thần vật tượng trưng cho việc chăm lo tiền tài cho gia đình cũng như mang lại may mắn cho gia chủ.

# Ông Thổ Địa là ai?
Cũng giống như Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa hay còn gọi là Ông Địa (Ông Thổ Công) là người cai quản một vùng đất. Trong gia đình, đây được coi là vị thần cai quản đất đai trong đình.

 

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 2

2. Thần Tài và tín ngưỡng tài lộc

Thật khó xác định được thời điểm chính xác của việc Thần Tài được thờ tự ở xứ ta. Nhất là khi Thần Tài được hội nhập vào hệ thống thần bản gia - tức các thần linh bảo hộ cho gia đình.

Và dường như công năng của vị gia thần chủ về tiền tài này vẫn chưa thật sự tách khỏi tín lý phồn thực của Thổ Địa (Ông Địa) - một gia thần vốn có công năng phò cho gia chủ được mùa, giàu có.

Cuối thế kỷ XIX, sự phân biệt giữa thần Đất (Thổ Thần) và Tài Thần vẫn chưa thực sự rõ rệt. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (xuất bản 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ Thần và Tài Thần đều là: “Thần đất, thần giữ tiền bạc”.

Sự nhập nhằng xem ra vô lý này lại được thực tế công nhận: người ta thường thờ chung Ông Địa và Thần Tài cùng một chỗ và cứ như hai vị thần này là một cặp đôi không thể nào tách rời được.

Theo quan niệm

*** Hiện tượng phổ biến này có nguồn gốc tín lý cổ xưa về Thần Đất - có hai công năng: một là bảo hộ cho một diện tích đất đai nào đó (nền nhà, vuông vườn, xóm ấp...). Và hai là nguyên lý sinh sản (hoa màu, nông sản...) của đất theo tín lý phồn thực.

*** Nói cách khác, Thổ Địa cũng làm cho chủ nhà phát đạt, giàu có (được mùa, bội thu...). Đó là tín lý của thời nông nghiệp còn là hoạt động sản xuất chính yếu. Nhưng về sau, kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp và doanh nghiệp càng lúc càng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế.

*** Thì tiền, vàng là dấu hiệu của sự giàu có, chứ không phải là “lúa thiên, ruộng mẫu” thì con người cần một hình tướng mới chuyên trách cho việc phát tài: ông Thần Tài.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 3

Theo tác giả

*** Tín niệm tương sinh của ngũ hành “Thổ sinh Kim” cũng cung cấp một tín lý về việc coi Thổ Địa là một tài thần, mà câu liễn thờ Thổ Địa phổ biến sau đây là một ví dụ về tín niệm này:

*** Ở Nam bộ, việc thờ Thần Tài xuất hiện vào thời điểm nào đến nay cũng không có tư liệu xác thực. Ngoài chứng liệu từ bài thơ Vịnh Thần Tài của ông Đồ Sáu Mới/Võ Văn Tân (1864 - 1927) hồi đầu thế kỷ XX.

*** Thần Tài xứ ta là một vị thần ý niệm, biểu trưng cho tiền tài, sự giàu có. Còn xét về hình tướng, chúng ta dễ nhận ra ông Thần Tài xứ ta về cơ bản giống Thổ Địa Phước Đức chính thần của người Hoa, chỉ khác là một tay vuốt râu và tay kia cầm xâu tiền điếu (hay thoi vàng xuồng).

*** Đây là hình tướng Thần Tài phổ biến nhất. Kế đó là loại Thần Tài tay ôm bó bông lúa, tay cầm xâu tiền điếu; hoặc tay cầm bó bông lúa, tay vuốt râu. Cá biệt cũng có loại Thần Tài giống ông Thọ (trong bộ Phúc - Lộc - Thọ) với đầu hói đặc trưng, tay cầm quạt ba tiêu, cổ đeo xâu tiền điếu quanh bụng, dài quá rốn...

Xem thêm >>> 45+ MẪU THIẾT KẾ PHÒNG THỜ TRANG TRỌNG CHUẨN PHONG THỦY

II. Cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa

Cách đặt và bài trí bàn thờ ông Địa như thế nào mới đúng? Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của ông Địa (hay còn gọi là Thần Đất) nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn.
Bàn thờ Thần tài thường được đặt ở những nơi góc nhà hoặc xó nhà và không mấy khi để ở nơi sạch đẹp và trang trọng như bàn thờ của Ông Bà Tổ Tiên, bàn thờ Thổ Công. Trường Khí phòng thờ (bàn thờ) bản chất thuộc tính Âm, không phô trương và mang tính đối nội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bàn thờ thổ Địa - Thần tài cần đặt như thế nào cho thuận theo phong thủy.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 4


1. Cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa hợp phong thủy:

Câu hỏi “Đặt ông Thần tài bên trái hay bên phải?” là câu hỏi rất được gia chủ quan tâm.

* Nhìn vào bàn thờ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa.

* Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.

* Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.

* Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.

Quan niệm

Theo nguyên lý “Đông Bình - Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ “nhất”, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào), sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt nhửng bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh đường tụ thủy – Một cách giữ tiền bọc khỏi trôi đi”.

Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 8


2. Thần Tài ngồi chỗ nào trên bàn thờ là đúng nhất?

Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí đẹp nhất trong nhà, các gia đình nên chú ý sắp xếp mọi thứ trên bàn thờ sao cho phù hợp nhất, đặc biệt là vị trí của Thần Tài và mọi thứ xung quanh 2 ông.

Cách đặt bàn thờ Thần tài thổ địa hợp phong thủy.

• Tượng Thần Tài, Ông Địa

Tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ. Vị trí bố trí từ ngoài nhìn vào bên trái là Ông Thần Tài. Bên phải là Ông Địa. Lưu ý, sau khi mời Thần Tài và Ông Địa cần điểm nhãn chữ nho phía sau bàn thờ.

• Bát nhang

Chính giữa bàn thờ Thần Tài phải có bát hương. Nhưng trước khi đặt nó cần phải thực hiện các thủ tục nhất định:
Bát hương sau khi mua về bạn phải rửa bát hương sạch sẽ sau đó dùng rượu gừng để rửa sạch sẽ.

Mỗi bát hương cần có phần lõi gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh và một túi thiết vàng, bạc, thạch anh, ngọc bích, mã não, xà cừ, san hô đỏ.

Lưu ý gia chủ có thể cố định bát hương phòng trường hợp bị đổ khi lau chùi.

• Hũ muối, hũ gạo

Giữa Thần Tài và Ông Địa là 3 hũ gạo, muối, nước nhỏ. Những chiếc lọ này không cần thay thường xuyên, nhưng nên để đến cuối năm.

• Lọ hoa tươi và đĩa hoa quả

Khi đặt hoa và quả, gia chủ nên đặt khung cửi bên tay phải. Đĩa hoa quả bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào.

• Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước

Các gia đình có thể dễ dàng mua 5 chén nước xếp trên mâm chữ Nhất tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Bạn có thể bỏ khay ra và xếp 5 cốc nước thành hình chữ thập. Điều này tượng trưng cho ngũ hành sinh sôi nảy nở.

• Cóc ngậm tiền (Thiềm thừ)

Trên bàn thờ Thần Tài phải có Cóc ngậm tiền, còn gọi là Thiềm Thừ. Buổi sáng, gia chủ cần quay đầu cóc ngậm tiền ra ngoài để rước tài lộc.

Bát sứ nông cần đựng đầy nước và những cánh hoa tươi. Bên ngoài, gia đình bạn nên sắm một chiếc bát sứ đẹp, lòng nông, đổ đầy nước và thả cánh hoa vào để làm Minh đường tử thủy. Điều này có ý nghĩa giữ cho tiền tài không bị trôi đi.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 5


3. Sai lầm thường gặp trong cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa hợp phong thủy trong nhà


• Vị trí ngồi của ông thần tài ông địa.

• Bát hương sau khi mua về, gia chủ cần tẩy uế, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Bạn cần dùng rượu gừng để lau.

• Nếu sau bàn thờ không có nho nhãn thì thờ 2 tượng thần tài hay không thì thần linh cũng không chứng giám cho gia chủ.

• Trong bàn thờ Thần Tài nếu thiếu gương thì tài vận của gia chủ sẽ hao hụt. Tiền bạc làm ra cũng bị hao hụt.

• Việc đặt bàn thờ sai hướng không chỉ gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

• Thiếu hũ gạo, hũ muối, hũ nước.

• Gia chủ không biết cách quay ông Cóc như thế nào. Buổi sáng khi thắp hương, gia chủ phải hóa ông Cóc ra ngoài để đón tài lộc. Sau khi công việc kết thúc thì phải quay ông Cóc vào nhà để giữ tài lộc, tránh thất thoát.

Bàn thờ Thần Tài nếu đặt ở góc khuất sẽ không rước được tài khí. Vì vậy, bàn thờ nên đặt dưới đất, sạch sẽ, thông thoáng. Bạn có thể đặt gần cửa ra vào, nơi mọi người có thể nhìn thấy.

• Nhiều gia đình cho rằng để ông địa trong két sắt hay két sắt mini sẽ mang lại may mắn. Tuy chưa được minh chứng sự thật không rõ ràng nhưng ý kiến này được nhiều gia đình ủng hộ.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 6


4. Một số lưu ý khác về phong thủy bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài

• Trên vách bàn thờ là dán một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn. Bạn không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.

• Lưu ý là gia chủ cần đặt bàn thờ thần tài ở nơi bằng phẳng, khô ráo, thoáng mát, phía sau lưng vững chắc. Đặc biệt bạn không nên để bàn thờ bị vật nhọn chĩa vào.

• Ngay bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa nên đặt bát nước “Minh Đường Tụ Thủy” . Minh Đường Tụ Thủy là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Gia chủ cần đổ đầy nước vào một cái bát và những bông hoa được trải trên mặt nước. Đây là một vật phẩm phong thủy không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa và cũng là vật trang trí thiết kế nội thất phong thủy nhà cửa rất độc đáo.

Chú ý

• Minh Đường Tụ Thủy trong cách đặt bàn thờ thổ địa là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

• Khi chọn bàn thờ, nên chọn màu phù hợp với mệnh gia chủ. Điều này có thể tránh xung khắc làm hao tài, tốn của. Đặc biệt, chú ý tới chọn bàn thờ hợp với mệnh của gia chủ.

• Bên trái từ ngoài nhìn vào là ông Thần Tài. Bên phải là Thổ Địa. Thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa. Ở giữa hai ông nên đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.

5. Bày trí ban Thần Tài theo nguyên tắc:

• Lọ hoa được đặt bên tay phải.

• Đĩa trái cây bên tay trái.

• Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

• Trái cây nên chọn ngũ quả.

• Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.

• Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào, phía ngoài cùng trên mặt đất.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 7

III. Bàn thờ thần tài thổ địa

Ý nghĩa phong thủy bày trí bàn thờ ông Địa và ông Thần Tài trong nhà .

Theo quan niệm, thờ Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc, của cải, mang lại đặc thù cho công việc kinh doanh, vì vậy thờ cúng Ông Thần Tài sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, kinh tế. 

Còn đối với ông Địa, đây được coi là vị thần hộ mệnh cai quản đất đai nhà cửa, việc thờ cúng vị thần này sẽ mang lại bình an cho gia đình, theo quan niệm dân gian, ông Địa còn giúp gia chủ trấn giữ đất trước và các thế lực tâm linh.

1. Cách đặt bàn thờ thần tài trong nhà theo phong thủy đúng hướng tài lộc

Có 2 hướng để đặt ông Thần Tài và Thổ Địa theo phong thủy bao gồm Thiên Lộc và Quý Nhân. Cụ thể như sau:

• Cách đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà theo cung Thiên Lộc

Đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà gia chủ nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại phúc khí, may mắn về tiền tài, sự nghiệp thăng tiến, phát đạt. Vì vậy, hướng Thiên Lộc được coi là tốt nhất khi đặt bàn thờ.

• Cách đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà theo cung Quý Nhân

Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu bậc quý nhân phù trợ. Gia chủ đặt bàn thờ Thần Tài ở đúng cung Quý Nhân của nhà gia đạo luôn được bình an, mạnh khỏe, chuyện xấu, rủi ro nào cũng qua, gặp dữ hóa lành, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán suôn sẻ, nhiều khách hàng thân thiết và mến yêu.

2. Vị trí đặt bàn thờ thổ địa trong nhà như thế nào để hợp phong thủy?

•  Khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ địa thần tài phải được đặt dưới đất, trong một góc nhà.

•  Vị trí tốt nhất trong nhà nên đặt bàn thờ Thổ địa là vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc thuận theo luồng khí hướng vào nhà. Hai vị trí có thể chọn đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân sẽ hỗ trợ cho gia đình làm ăn.

•  Theo phong thuỷ thì vị trí thích hợp nhất cho bàn thờ Thần tài đó là đối diện với cửa trước. Dù ban thờ lớn hay nhỏ, nó đều có sức mạnh đáng kể đối với tiền tài của gia đình bạn. Thông thường, nhiều người thường đặt bàn thờ ngay bên phải khi mở cửa ra một góc 90 độ. Điều này được coi là vị trí vượng khí, vượng tài cho ngôi nhà.

•  Tuy nhiên, các gia đình cần lưu ý phía sau bàn thờ thần tài thổ địa phải có chỗ dựa vững chắc, tránh đặt gần thùng rác, nhà vệ sinh, bếp để tránh ô nhiễm. Ngoài ra, gia chủ cũng không được đặt ở góc khuất để hạn chế rước tài lộc vào nhà.

•  Bàn thờ không nên đặt dưới các đồ vật như loa, tranh, ảnh quạt, điều hòa. Còn đối với các chung cư, không nên đặt bàn thờ phía dưới hoặc phía trên các đường ống nước thải trong chung cư.

cach-dat-ban-tho-than-tai-tho-dia-hop-phong-thuy 8


3. Tại sao không được đặt ông thần tài ở trên cao?

•  Nguyên tắc chung về cách đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà là không được đặt trên cao. Bàn thờ thần tài phải đặt ở dưới đất. Nếu ở nhà, cửa hàng thì để ở tầng một. Bạn có thể kê sát cửa chính. Bàn thờ cần đón được ánh sáng vào nhà như các mẫu cửa kính cường lực. Tuy nhiên, không nên đặt bàn thờ thần tài dưới gầm cầu thang.

•  Lý giải nguyên nhân này, các nhà nghiên cứu văn hóa giàu kinh nghiệm cho rằng, việc đặt bàn thờ Thần tài dưới đất trước hết là để phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên và không gian thờ Thần tài mang lại tài lộc. .

•  Cũng cần lưu ý rằng, dù bàn thờ Thần tài được đặt dưới đất nhưng các vị rất ưa sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, khi cúng bái, nên giữ vệ sinh cho thần tài bằng cách thường xuyên làm sạch bằng nước sạch hoặc rượu pha loãng.

 Xem thêm >>> 21+LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở

IV. Nguồn gốc bàn thờ Thần Tài và Ông Địa chỉ thờ dưới đất được lý giải theo truyền thuyết sau đây:

### Vào những ngày xa xưa, có một ông lái buôn có tên là Âu Minh khi ông ta đi qua hồ Thanh Thảo thì được Thủy Thần cho một người hầu có tên là Như Nguyệt. Lái buôn Âu Minh đem đã đem Như Nguyệt về nhà nuôi, từ đó trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm sau đã là giàu to.

### Đúng vào một hôm tết, Âu Minh đã nổi giận và đánh Như Nguyệt. Từ đó dân gian bảo Như Nguyệt là vị Thần Tài và người ta đã lập bàn thờ để thờ Như Nguyệt và đến tận ngày nay vào những ngày tết chúng ta có tục kiêng kỵ việc hốt rác trong ba ngày đầu năm vì sợ sẽ hốt đi mất Thần Tài ẩn bên trong đống rác đổ đi đó .

### Bên cạnh đó cũng có một số quan niệm lại cho rằng Thần Tài giống như phiên bản của vị Thổ Địa – vị thần hộ mệnh bảo vệ của dân làng và cai quản vùng trời, đất đai luôn phù hộ người dân, gia súc của xóm làng giúp cho mùa màng bội thu.

### Từ khi những cư dân từ miền Trung đã vào khai khẩn vùng đất Nam bộ và họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống (thiên nhiên luôn khắc nghiệt, thời tiết thì thất thường và thú dữ lại hoành hành quấy phá…) và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt đầu được hình thành để trấn an cho họ trên con đường mưu sinh trong cuộcsống.

Xem thêm: Văn nôm cúng thần tài thổ địa và cách chuẩn bị mâm cúng ngày vía thần tài

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia phong thủy NHADEPANKHANG.VN về cách đặt bàn thờ thần tài thổ địa hợp phong thủy để đem lại tài lộc. Hy vọng có thể giúp ích đến bạn về phong thuỷ Thần Tài. Nếu quý vị có nhu cầu về thiết kế nhà cửa theo phong thủy. Thiết kế biệt thự hay cơ sở kinh doanh hợp phong thủy, xin vui lòng gọi theo số hotline: 0901550118 để được hỗ trợ.

Đăng ký tư vấn thiết kế

Thủ tục pháp lý

Vì sao chọn chúng tôi

  • TƯ VẤN THIẾT KẾ
    HIỆU QUẢ
  • BÁO GIÁ
    CẠNH TRANH
  • THI CÔNG KĨ LƯỠNG
    CHUYÊN NGHIỆP
  • HỖ TRỢ
    24/7

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

Phân Biệt 3 Hình Thức Tổ Chức Thi Công: Bán Thầu, Giao Khoán Và Công Nhật

Để giúp chủ đầu tư có thêm cái nhìn toàn diện về ngành xây dựng và lựa chọn chính xác nhà thầu uy tín, Cát Tường sẽ giải thích rõ hơn về 3 hình thức này giúp chủ đầu tư hiểu thêm về mặt lợi và hại của từng cách thức....Xem tiếp >

Thiết kế thi công trọn gói ngôi biệt thự mái thái tại Daklak mang hơi thở châu âu

Một trong những thiết kế nổi bật và nhận được nhiều sự quan tâm nhất của Nhà Đẹp An Khang trong năm 2022. Thiết kế mẫu biệt thự mái thái sang trọng và tinh tế. Nhà Đẹp An Khang là một trong những công ty thiết kế xây dựng nhà mái thái chuyên nghiệp và tận tâm nhất Daklak. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà ở trên địa bàn Daklak để nhận được nhiều ưu đãi nhất....Xem tiếp >

Mẫu nhà cấp 4 đẹp tại Đồng xoài Bình phước – Đơn vị chuyên xây dựng nhà cấp 4 uy tín tại Đồng xoài BT1T 38A

Một phần mái hiên được thiết kế là dàn hoa xinh xắn giúp cho ngôi nhà thêm phần sức sống. Cửa chính sử dụng gỗ tự nhiên cao cấp được thợ mộc xử lý chống mối mọt, cong vênh kỹ càng....Xem tiếp >

MẪU THIẾT KẾ NHÀ CẤP 4 ĐẸP tại Bình Long Bình Phước Năm 2021 BT1T34A

Thiết kế mẫu nhà cấp 4 đẹp trong nhịp sống hội nhập, đặc biệt là cuộc sống ngày càng có chất lượng hơn. Những mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái thái, mái bằng đơn giản hiện đại ngày càng được xây dựng nhiều....Xem tiếp >

Mẫu nhà cấp 4 đẹp tại Gia nghĩa – Đơn vị chuyên xây dựng nhà cấp 4 uy tín BT1T026A

Mẫu nhà cấp 4 đẹp đơn giản ở nông thôn được thiết kế với hệ mái thái cùng với đó gia chủ có thể làm thêm gác lửng để tăng thêm không gian sử dụng cho gia đình mà không bị vượt quá với chi phí và điều kiện kinh tế. ...Xem tiếp >

Ý kiến khách hàng

VIDEOCLIP

© bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG - NHÀ ĐẸP AN KHANG

Trụ sở chính: Tầng 1 Số 207A Nguyễn Văn Thủ, P. Dakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh: Thị Trấn Phước An, Huyện Krông-Pắc, Tỉnh Đắk Lắk

Hotline: 0917 048 768 

Email:   [email protected]

Fanpage FB: facebook.vn/nhadepankhang79

Site: https://nhadepankhang.vn/

review công ty
0917 048 768